NHỮNG ĐỊA ĐIỂM ĐẸP- ĐỘC- LẠ Ở HỘI AN MÀ BẠN NÊN BIẾT
Có thể nói, mỗi lần đến Hội An là một lần được tận hưởng những cảm xúc khác nhau, thanh âm cuộc sống “nhẹ nhàng” như bủa vậy lấy tâm trí, đến nỗi… chỉ muốn ở mãi mà chẳng nỡ về. Nhân dịp hè đến, bài viết muốn chia sẻ cho bạn những địa điểm đẹp độc lạ ở Hội An 1 cách tận tình đến từng chi tiết, để bất kì khi nào bạn đặt chân đến, bạn cũng có thể tận hưởng trọn vẹn nhất những “dư âm cổ kính” của khu phố này.
1. Cù Lao Chàm- Đảo đẹp gần Hội An
Vài năm trở lại đây, Cù Lao Chàm trở thành một điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách. Không những gần Hội An, cách biển Cửa Đại 15km... Cù Lao Chàm còn thu hút du khách bởi vẻ đẹp, cảnh quan bãi biển hoang sơ, giá cả và chất lượng du lịch ổn định. Đến với Cù Lào Chàm có nhiều cách, bạn có thể tự đi hoặc mua 1 tour trọn gói đi trong ngày. Thông thường các bạn ít thời gian thì nên đi tour, còn nếu các bạn thích khám phá, ưa thư giãn nghỉ ngơi thì có thể tự đi với lịch trình 2 ngày. Có khá nhiều công ty cung cấp dịch vụ tại Cù Lao Chàm với giá cả cực kỳ phải chăng. Tại đây cũng có khá nhiều homestay đẹp cho bạn lựa chọn.
2. Cẩm Thanh Hội An- Rừng dừa 7 mẫu Hội An
Xuôi về phía Đông chừng 5km từ trung tâm Thành phố Hội An bạn có thể đến làng sinh thái Cẩm Thanh tại bến đò Hội An,. Cẩm Thanh đẹp yên bình, chất phát đến ngỡ ngàng. Thật không ai có thể tưởng tượng vùng đất nơi đây từng là chiến trường ác liệt một thời. Đến với Cẩm Thanh Hội An, bạn sẽ có dịp làm nông dân, hái rau, bắt cá, cấy cày và cả cưỡi trâu trên ruộng đồng.
Ở Cẩm Thanh nổi tiếng nhất vẫn là rừng dừa, vậy thì nên đi du lịch rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh vào thời điểm nào?
+ Tháng 2 đến tháng 4: Vào khoảng thời gian này, thời tiết ở Hội An đặc biệt mát mẻ và dễ chịu.
+ Tháng 5 đến tháng 7: Đây là thời điểm gần kết thúc mùa khô ở Hội An, thời tiết rất tuyệt vời để bạn có thể du lịch ở rừng dừa Bảy Mẫu lại có thể du lịch biển và Cù Lao Chàm.
Để tham quan khu rừng độc đáo này, bạn có thể thuê thuyền, thuê ghe hay thuê thúng với sức chứa có thể cho 4 người trở lên. Và giá thuê ghe chỉ 50. 000 đồng/ người . Nếu các bạn đi ít người, các bạn nên thuê thúng để tự chèo vì giá rẻ hơn, chỉ tầm 150. 000 đồng mà sức chứa được 4 người.
Ăn gì khi du lịch rừng dừa Cẩm Thanh- Hội An?
Đến với Bảy Mẫu Hội An thì bạn nhất đinh phải thưởng thức những món ăn đậm đà sông nước: tôm, cua, cá…cùng với những món ăn nức tiếng gần xa: Cao Lầu, Bánh tráng trộn, bánh xèo, cơm Gà Hội An, bánh đập hến xào, hoành thánh v..vv.
3. Làng rau Trà Quế Hội An- địa điểm độc lạ dành cho khách nước ngoài
Làng rau Trà Quế thuộc thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An. Cách trung tâm thành phố chừng 2km về phía Đông Bắc vì thế đường đi tới làng rau Trà Quế khá dễ. Bạn sẽ xuất phát từ trung tâm phố cổ – theo tuyến đường Hai Bà Trưng – qua cây cầu đầu tiên là đến Làng rau Trà Quế, nằm hướng bên phải.
Bạn nên đến Làng rau Trà Quế vào các tháng từ tháng 5 tới tháng 7 hoặc từ tháng 9 tới tháng 12 vì lúc này không khí khá dễ chịu và mát mẻ.
Tại đây đã quá nổi tiếng với những sản phẩm rau xanh được trồng trên những vùng đất đai màu mỡ nên mang trong mình những hương vị đặc trưng riêng. Bạn cũng có thể trải nghiệm cuộc sống người nông dân trồng rau trong 1 ngày qua các tour du lịch đấy nhé
Những trải nghiệm ở làng rau Trà Quế
Tại làng rau Trà Quế có nhiều hộ gia đình kinh doanh dịch vụ tham quan và tham gia việc trồng rau sạch. Bạn sẽ được hóa thân thành những nông dân thực thụ với dép lê, nón lá và trở thành nông dân chính hiệu. Ngoài ra, tại làng rau Trà Quế còn có các nhà hàng sân vườn để thưởng thức các đặc sản như: Tôm thịt, bánh tráng thịt heo, món cơm hến xào rau dăm,...
4. Hội quán Phúc Kiến Hội An- kí ức về phố cổ Hội An xưa
Hội quán Phúc Kiến nằm ở 46 Trần Phú, do nhóm người Phúc Kiến (Trung Quốc) đến Hội An sinh sống và tạo dựng năm 1690. Lúc đầu, hội quán Phúc Kiến xây dựng để làm nơi hội họp, giao thương
nhưng sau này được dùng làm nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu
Qua nhiều lần trùng tu, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” kéo dài từ đường Trần Phú tới đường Phan Chu Trinh theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh– hai dãy nhà đông và tây – chính diện – sân sau – và hậu diện.
5. Phố cổ Hội An về đêm
Tầm khoảng 15h00, phố cổ bắt đầu lên đèn và tất cả các phương tiện sẽ ngừng lưu thông trên các trục đường chính bởi vậy bắt đầu từ thời gian này bạn có thể thong dong đi bộ được rồi đấy.
Bạn có thể đến khu chợ đêm Hội An với hơn 50 gian hàng bày bán đa dạng các sản phẩm từ đèn lồng, túi vải, vòng tay, đồ thủ công mỹ nghệ,... Ngoài ra, không nên bỏ lỡ cơ hội đi thuyền trên sông Hoài và thả đèn hoa đăng, cầu chúc những gì tốt đẹp nhất cho gia đình mình. Thêm 1 hoạt động thú vị cho các bạn trẻ nữa là nghe hát bài chòi
Nếu ai có tâm hồn ăn uống thì Hội An đích thực là 1 thiên đường. Bạn nhất định phải thưởng thức cao lầu, mì Quảng, cơm gà, chè xoa xoa,...với giá cả vô cùng phải chăng. Ngoài ra, các món ăn vặt trứ danh như bánh bao bánh vạc, thịt xiên nướng, cao lầu, mì quảng, tào phớ, thịt xiên nướng, chè bắp,… bên bờ sông Hoài thơ mộng chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
6. Bảo tàng gốm sứ Hội An- nơi chứa đựng lịch sử Hội An từ xa xưa
Được xây dựng vào năm 1995, bảo tàng lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 18 với nguồn gốc từ Trung Cận Đông, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam… Hiện nay, Bảo tàng gốm sứ Hội An là một trong những điểm du lịch mang đến cho du khách nhiều cơ hội khám phá lịch sử Hội An.
7. Sông Hoài Hội An
Sông Hoài là một nhánh của sông Thu Bồn chảy qua Hội An. Với người dân nơi đây, con sông này như biểu tượng ngàn năm của Hội An. Không chỉ vậy, dòng này còn giúp cho cuộc sống mưu sinh của dân cư phố Hội khi họ có thể chèo thuyền, đưa khách du lịch tham quan mọi nơi.
Du ngoạn sông Hoài chảy giữa lòng phố cổ trên ghe bầu, du khách được nghe kể về lịch sử sông xưa - thuyền cổ ở cảng thị FaiFo vào thời hưng thịnh - là nơi thuyền bè khắp thế giới tấp nập qua lại se duyên nhiều nền văn hóa để Hội An có một cội nguồn văn hóa bản địa đặc sắc hình thành và phát triển qua hàng bao thế kỷ. Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức những làn điệu dân ca Quảng Nam, thưởng thức những món bánh truyền thống của Hội An, thử làm những chiếc hoa đăng và thả hoa đăng chứa lời ước nguyện xuống lòng sông Hoài.
8. Làng gốm Thanh Hà Hội An
Làng gốm Thanh Hà Hội An với hơn 500 năm hình thành và phát triển đã làm nên tên tuổi một vùng đất. Với bàn tay tài hoa và tấm lòng nhiệt thành của những nghệ nhân ,Gốm Thanh Hà đã nổi tiếng khắp cả nước. Hiện làng nghề đã trở thành điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt từ sau khi đô thị cổ Hội An được công nhận là “di sản văn hóa thế giới”.
9.Nhà cổ Tấn Ký Hội An
Trải qua thăng trầm lịch sử hơn 200 năm, nhà cổ Tấn Ký vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc độc đáo và lúc nào cũng tấp nập du khách. Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1741, nơi đây đã có tới 7 thế hệ dòng họ Lê sinh sống. Đến đời thứ 2, các cụ lấy tên hiệu là Tấn Ký để kinh doanh, buôn bán nông sản. Mặt trước ngôi nhà thông ra phố Nguyễn Thái Học để mở hiệu buôn, mặt sau thông ra phía bờ sông. Điểm đặc biệt chính là mái của phòng khách ngôi nhà được làm bằng gỗ mít, theo lối kiến trúc “mái vì võ cua”. Nhiều họa tiết hoa văn được chạm trổ tinh xảo, mang đầy ý nghĩa nhân văn như: Cuộn thơ, cây bút, hòm sách,… mà chủ nhân mong ước cháu con muôn đời có nhiều kiến thức. Nếu bạn là người yêu thích kiến trúc, bạn có thể đến đây chiêm ngưỡng nhé!
10. Làng lụa Hội An
Gần 400 năm trước, địa điểm du lịch Hội An được xem là thương cảng quan trọng, nối liền với con đường tơ lụa trên biển. Chính vì thế, nghề ươm tơ dệt lụa của Việt Nam, đặc biệt là tại Hội An cũng khá phát triển.
Nằm trên ngõ phố Nguyễn Tất Thành và cách trung tâm phố cổ chừng 1km, Làng Lụa Hội An là một trong những điểm đến thú vị khi có trên 300 tuổi, đây là điểm du lịch mà bạn phải ghé thăm khi đến Hội An.
Làng lụa Hội An còn là nơi lưu giữ, phát huy những giá trị tinh hoa của làng nghề truyền thống ở phố Hội, là bảo tàng sống về các loại giống tằm, dâu, các công cụ cùng cách thức, kỹ nghệ dệt thủ công của văn hóa Champa thời Đại Việt.
Tìm hiểu thêm thông tin du lịch Hội An tại: