DU LỊCH HỘI AN - ĐÀ NẴNG

Tất tần tật kinh nghiệm đi du lịch Hội An- Đà Nẵng 2019, chi phí đi Hội An- Đà Nẵng, gợi ý chốn ăn chơi tại Hội An- Đà Nẵng hot nhất 2018 cho giới trẻ hiện nay.

vi.seatrekvietnam.com (tiếng việt)/ Seatrekvietnam.com (Eng)

NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA HỘI AN MÀ BẠN NÊN BIẾT

Nếu bạn thích khám phá những miền đất cổ mang đậm nét văn hóa và đang phân vân điểm dừng chân kế tiếp là nơi đâu? Hội An chính là câu trả lời. Đó là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử cách mạng và văn hóa với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm ấp, Faifo Hoài Phố, Hội An… Mảnh đất này đã tồn tại và phát triển gần 2000 năm nhưng vẫn còn giữ lại nhiều nét hoang sơ như ngày đầu.

 
f:id:Seatrek:20180824105239j:plain

1. LỊCH SỬ HỘI AN

Hội An là một thị xã nhỏ thuộc tỉnh Quảng Nam (miền Trung Việt Nam), có diện tích khoảng 60km2 với dân số 77.000 người, nằm cách thành phố Đà Nẵng chừng 30 km về phía Nam

Theo tư liệu ghi chép về Lịch sử Hội An, Hội An được biết đến với tư cách là cảng mậu dịch quốc tế với khu phố Nhật Bản trong thời kỳ thương mại Châu ấn thuyền thế kỷ 17. Khu phố cổ Hội An được hình thành trên cơ sở ba con đường chính chạy dọc theo sông Thu Bồn. Trên cơ sở những giá trị lịch sử và văn hóa của Đô thị cổ Hội An, năm 1985 chính phủ Việt Nam đã quyết định bảo tồn khu phố cổ và coi đó là tài sản văn hóa quốc gia. Vào tháng 12 năm 1999, Hội An lại được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

f:id:Seatrek:20180825140758j:plain

Cũng chính nhờ môi trường sông nước thuận lợi, cộng với nhiều yếu tố khác, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, đô thị - thương cảng Hội An lại được tái sinh và phát triển thịnh đạt. Do hấp lực của cảng thị này, cùng với "con đường tơ lụa", "con đường gốm sứ" trên biển hình thành từ trước nên thương thuyền các mước Trung, Nhật, Ấn Độ, Xiêm, Bồ, Hà, Anh, Pháp... tấp nập đến đây giao thương mậu dịch. Trong thời điểm đó, Hội An được xem như là cơ sở kinh tế trọng yếu của các chúa Nguyễn, vua Nguyễn ở Ðàng Trong.

Từ cuối thế kỷ 19, do chịu sự tác động của nhiều yếu tố bất lợi, sự đông đúc nhộn nhịp trong hoạt động mậu dịch tại Hội An suy thoái dần và mất hẳn. Nhưng trong cái rủi có cái may, may mắn là Hội An có thể giữ được những gì vốn có của nó.  

Năm 1999, Tổ chức UNESCO đã ghi tên Hội An vào danh mục các di sản Văn hóa thế giới và vào ngày 24/8/2000.

f:id:Seatrek:20180825151951j:plain

2. KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG HỘI AN

Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà, bức tường và cả những con đường. Kiểu nhà ở phổ biến nhất chính là những ngôi nhà hình ống với những vật liệu có sức chịu lực và độ bền cao. Mỗi ngôi nhà ở Hội An đều đảm bảo sự hài hòa giữa không gian sống và thiên nhiên tạo nên không gian thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng.

f:id:Seatrek:20180824104950j:plain

Ngoài ra, đường phố Hội An cũng mang một vẻ đẹp khác biệt. Dạo bước chân qua từng con phố nhỏ xinh ấy, du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon mà còn thấy được một phần cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân phố Hội.

3. DI TÍCH TIÊU BIỂU HỘI AN

Sẽ là thiếu sót nếu bạn không tham quan biểu tượng của Hội An- Chùa Cầu, hay còn được gọi là Chùa Nhật Bản. Đây qua thật là công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu ở Hội An. Ngôi chùa này được các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại đây xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16. Chùa Cầu  cong cong bằng ván gỗ bắt ngang qua con lạch thông ra sông Hoài. Cầu dài 18m có mái che lợp bằng ngói âm dương, quay mặt về phía sông Thu Bồn.

f:id:Seatrek:20180824113116j:plain

Qua năm tháng thời gian và các lần trùng tu, chùa Cầu vẫn là một công trình độc đáo, một nét đẹp kiến trúc Việt. Đây là tài sản vô giá và chính thức được chọn làm biểu tượng của Hội An

Ngoài chùa Cầu, bạn có thể tham quan một số nhà cổ nổi tiếng như nhà cổ Quân Thắng, Đức An, Tấn Ký, … hay một số hội quán như Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông … Bạn có thể hình dung, tưởng tượng được một phần cuộc sống cua người dân nơi đây thông qua những gì nghe, nhìn từ những ngôi nhà cổ này.

f:id:Seatrek:20180825151918j:plain

4. NHỮNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN ĐẶC SẮC- BÀI CHÒI CỔ HỘI AN

Tại phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam, Bài Chòi Hội An được diễn xướng hàng đêm, thu hút đông đảo du khách và người dân tham gia. Giữa sân, người ta đã để sẵn ống tre đựng quân bài, chiếc trống hội lại gõ nhịp. Những que cờ đuôi nheo màu hồng được may mới để phát cho người chơi thắng cuộc.  

f:id:Seatrek:20180825152228j:plain

Theo những nghệ nhân Bài Chòi Trung bộ, tên “ Bài Chòi” xuất phát từ hình thức chơi vì những người chơi bài ngồi trong 8 hay 10 cái chòi chia thành hai hàng đối nhau, ở một đầu và giữa hai hàng chòi là chòi hiệu. Vật chơi là bộ bài có 32 thẻ bài, chia đều cho 10 người, mỗi người 3 quân, còn 2 quân để lại. Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, người dân miền Trung lại rộn ràng bện tranh dựng chòi, kê ván chuẩn bị cho Hội Bài Chòi Hội An.

5. LỄ HỘI ĐÈN LỒNG HỘI AN

Hội An không chỉ níu chân du khách bởi vẻ đẹp yên bình, mà còn bởi những chiếc đèn lồng đầy màu sắc. Lễ hội đèn lồng Hội An được tổ chức vào mỗi đêm rằm hàng tháng, và càng trở nên lung linh hơn vào dịp Tết Nguyên Đán, rằm Nguyên Tiêu và rằm Trung Thu.

f:id:Seatrek:20180825152112j:plain

Lễ hội đèn lồng Hội An được tổ chức tại phố cổ Hội An vào các ngày 14 Âm lịch hàng tháng và càng trở nên đẹp và lung linh hơn trong đêm rằm Trung Thu. Vào ngày hội, phố cổ Hội An dường như trở nên bừng sáng và lung linh hơn ngày thường trong những sắc đỏ rực, sắc vàng dịu,… toả ra từ những chiếc đèn lồng từ khắp các ngõ phố nhỏ xinh.

Lễ hội thường bắt đầu từ khoảng 6h chiều (khi trời bắt đầu tối) cho đến tầm 9-10 giờ tối. Ngoài ra còn có hoạt động thả đèn hoa đăng xuống sông Hoài cầu may mắn, bình an và hạnh phúc. Những chiếc đèn hoa đăng thường được bán bên dọc bờ sông với giá chỉ từ 5,000đ – 10,000đ/cái.

f:id:Seatrek:20180825152149j:plain

6. CHỢ TRANH PHỐ CỔ HỘI AN

Năm tuyến đường trong khu vực rộng chừng 3km2 có đến gần 100 phòng tranh. Đó là “phố tranh”, “chợ tranh” sầm uất tại phố cổ Hội An, Quảng Nam. Tại đây, có hàng ngàn bức tranh với đủ tên tuổi họa sĩ. Hữu danh, vô danh đều có. Hễ ai vẽ được, ngó đèm đẹp là có thể gửi tranh đến đây bán. Khoảng chừng 20 phòng tranh chuyên bán tranh độc bản, tranh gốc, vẽ trên khổ lớn, đầu tư công phu và nghiêm túc của nhiều tác giả trong và ngoài tỉnh.

f:id:Seatrek:20180825152439j:plain

Phố cổ Hội An vẫn luôn mang một nét đẹp riêng trong từng góc phố, từng mái nhà, và trên những con đường nhỏ. Đến đây, du khách có thể cảm nhận được sự ấm áp trong từng món ăn, từ nụ cười thân thiện, gần gũi của người dân. Thậm chí để cả cây cỏ, không gian nơi đây cũng hấp dẫn du khách. Hãy dành trọn mùa hè này để đến tận hưởng những điều giá trị này tại Hội An nhé!

7. ẨM THỰC HỘI AN PHONG PHÚ ĐA DẠNG THUỘC HÀNG BẬC NHẤT

Hội An không chỉ quyến rũ du khách bởi những ngôi nhà cổ yên bình, mà còn cả một thế giới ẩm thực Hội An độc đáo khiến bạn không thể chối từ.

Dường như bạn sẽ không thể bỏ qua việc thử qua một trong những món ngon ẩm thực Hội An là Cao lầu, bánh bao – bánh vạc. Đây dường như được xem là món ăn khá giản dị nhưng được chế biến rất cẩn thận tỉ mỉ. Ngoài ra, sẽ không thể nói là bạn đã từng đi Hội An mà chưa từng ăn Cơm gà phố Hội. Nghe tên món có vẻ đơn giản nhưng cách chế biến cực kỳ cầu kỳ để giữ nguyên được những tinh chất vốn có.

f:id:Seatrek:20180824105147j:plain

Ngoài ra, bạn đừng quên đến với món bánh đập hến xào xuất sắc phố Hội này nhé. Người ta lấy hến nơi Cồn Hến nổi tiếng của Hội An, kết hợp với món bánh đập độc đáo đã làm nên một thương hiệu độc nhất mà không ở đâu sánh được.

f:id:Seatrek:20180824112958j:plain

Ngoài ra, Hội An còn có vô vàn món ngon khác như hoành thánh, bánh tráng Hội An, bánh cuốn Hội An haybánh ướt Hội An. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy tại dọc bờ Sôn Hoài hoặc ở ngay trong phố cổ. Vừa ngắm sông Hoài lững lờ trôi, vừa nhâm nhi que xiên nướng cùng 1 cốc trà đá thì còn gì bằng!

Tìm hiểu thêm thông tin du lịch Hội An tại: 

Sea Trek VietNam Sea Life Co.,Ltd Giấy phép Lữ hành quốc tế số: 49-085/20 16/TCDL-GPLHQT Trụ sở Hội An 160A Nguyễn Duy Hiệu, Phường Cẩm Châu,TP Hội An . Hotline: 0905 958 528 – 0979 637 651 info@seatrekvietnam.com